Zara rất phổ biến nhưng lại là nhãn hiệu bị ghét cay ghét đắng, vì sao lại thế?

Ngày đăng: 08/12/2021

Không những thế, Zara còn được nhiều NTK liệt vào hàng "tội đồ" của ngành may mặc.

NTK tài danh Tom Ford từng gây sốc khi thẳng thừng tuyên bố: "Có thể hơi tự mãn, nhưng tôi đã may mắn khi sáng tạo ra những thiết kế tuyệt vời. Có điều, tôi không mấy thích thú khi thấy chúng xuất hiện tại cửa hàng của Zara trước cả cửa hàng của chính tôi." Lời chia sẻ "rát tai" của huyền thoại làng mốt thực chất hé lộ mặt trái khiến Zara trờ thành thương hiệu bị căm ghét.

Zara rất phổ biến nhưng lại là nhãn hiệu bị ghét cay ghét đắng, vì sao lại thế? - Ảnh 1.

Sibling (trái) - Zara (phải)

Ăn nên làm ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là vậy nhưng thực chất cái tên này đã nhiều phen ngụp lặn trong chậu "phốt" mà người đấu tố là các NTK có tiếng tăm.

Nguồn cơn của mọi điều tiếng xuất phát từ cách vận hành của Zara. Theo trang Vox, thương hiệu này có truyền thống "tham khảo" quá đà các mẫu thiết kế từ thương hiệu cao cấp. Nhiều mẫu thiết kế từ Gucci, Dior, Chanel... vừa mới lên kệ còn chưa kịp bám bụi mà đã xuất hiện bản "chị em song sinh" ở store của Zara.

Zara rất phổ biến nhưng lại là nhãn hiệu bị ghét cay ghét đắng, vì sao lại thế? - Ảnh 3.

Celine (trái) - Zara (phải)

Zara rất phổ biến nhưng lại là nhãn hiệu bị ghét cay ghét đắng, vì sao lại thế? - Ảnh 4.

Balenciaga (trái) - Zara (phải)

Zara rất phổ biến nhưng lại là nhãn hiệu bị ghét cay ghét đắng, vì sao lại thế? - Ảnh 5.

Dries van Noten (trái) - Zara (phải)

Zara rất phổ biến nhưng lại là nhãn hiệu bị ghét cay ghét đắng, vì sao lại thế? - Ảnh 6.

3.1 Phillip Lim (trái) - Zara (phải)

Thay vì tốn tiền thuê đội ngũ thiết kế được đào tạo bài bản, Zara có vẻ chỉ đơn giản bê nguyên các sản phẩm từ thương hiệu khác về "chế cháo" thêm chút ít, thậm chí gần như giữ nguyên màu sắc rồi đem đi sản xuất hàng loạt. Sau đó, họ dựa trên phản hồi từ người tiêu dùng để chỉnh sửa cho phù hợp thị hiếu chung.

Đánh vào tâm lý thích dùng hàng hiệu nhưng... không muốn bỏ nhiều tiền của khách hàng, thương hiệu Tây Ban Nha này đã thành công trong việc thu hái lợi nhuận và vẫn trên đà tăng trưởng từ thập niên 70 tới nay. Đương nhiên đứng trước thành công này, các nhà mốt khác không thể không "gai mắt".

Năm 2016, nhiều nghệ sĩ và chuyên viên thiết kế đồ hoạ tố giác hành vi đạo nhái, vay mượn không xin phép của Zara

Vậy tại sao thương hiệu này vẫn còn tồn tại được tới ngày nay? Hãy hiểu một cách đơn giản: Luật sở hữu trí tuệ chỉ có thể bảo vệ tên thương hiệu, logo hay hoạ tiết đặc trưng. Tất cả những gì Zara đang làm là "xào nấu", thay đổi các mẫu thiết kế cho khác đi một chút - điều mà luật pháp chẳng thể bắt lỗi được. Cứ thế, các nhãn hàng danh tiếng đành ngậm đắng nuốt cay, còn Zara thì thong thả đếm tiền và ngồi hóng xem các nhà mốt khác chuẩn bị ra mắt món hàng gì mới mẻ.

Ảnh: Internet

Nguồn: Tổng hợp

Facebook