Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài”

Ngày đăng: 27/10/2020

Là "cha đẻ" của nhiều local brand có tiếng, liệu những kẻ mộng mơ trong làng thời trang Việt đã chuẩn bị hành trang sáng tạo thế nào để gây dựng thương hiệu mang dấu ấn riêng mình?

Cảm hứng từ sự khác biệt

Thành lập vào năm 2013, WEPHOBIA nổi lên trong mảng thời trang nữ với tinh thần menswear mạnh mẽ, thể hiện qua các thiết kế phóng khoáng, không có những đường cắt may bó sát nhưng vẫn rất thu hút, quyến rũ nhờ chính nhờ sự tối giản, bảng màu trung tính và đề cao các chi tiết độc đáo.

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 1.

WEPHOBIA gây ấn tượng bởi cách sắp xếp các layer có ngăn nắp, chỉn chu, tạo nên tổng thể sang trọng của người phụ nữ tri thức, có quyền lực

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 2.

Tại WEPHOBIA, từ xây dựng mẫu, tìm chất liệu, kỹ thuật xử lý đến hoàn thiện là một quá trình xuyên suốt

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 3.

Hai founder của WEPHOBIA đều xuất thân từ Học viện Thiết kế & Thời trang London (LCDF)

Định hướng khác biệt có thể giúp Wephobia tạo ra những ảnh hưởng nhất định, nhưng cũng đồng nghĩa với phân khúc khách hàng nhỏ hơn và cần nhiều sự chăm chút hơn. Nhà thiết kế Minh Anh (founder WEPHOBIA) chia sẻ: "Sự khác biệt của LCDF - Hanoi xuất phát từ quá trình học, nghiên cứu nghiêm túc, độc đáo, sáng tạo, nhằm mục đích duy trì cảm tình dành cho thương hiệu và giữ chân khách hàng".

Phải nhìn thấy cái tôi trong xu hướng

Từng là sinh viên (SV) LCDF - Hanoi từ quyết định rẽ ngang để học thời trang, nhà thiết kế Lê Minh là CEO Studio12 - sở hữu các thương hiệu Tủ Nhà Mây, Gentle Studios, Anti Hero, Lemonade và là một Fashion Branding Strategist. Chứng kiến thành công và thất bại của nhiều thương hiệu suốt 10 năm, anh có cái nhìn về thời trang một cách công tâm như mọi ngành nghề khác. "Đều là người lao động, làm việc trong một ngành công nghiệp, ở đây là thời trang, nhà thiết kế không chỉ sáng tạo để thỏa mãn bản thân mà phải cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường".

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 4.

"Được thị trường đón nhận không có nghĩa là từ bỏ cá tính riêng, bởi đó là cơ sở vững chắc để sáng tạo"

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 5.

Các thiết kế đậm chất truyền thống của Tủ Nhà Mây

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 6.

Nói về tiềm lực thị trường, anh Lê Minh cho rằng, sự cạnh tranh là thứ luôn đi cùng cơ hội. Điều đó khuyến khích tinh thần học hỏi, mở rộng hiểu biết của mỗi NTK để có thể phản ánh tính cách cá nhân qua thế giới quan thú vị, hướng tới giá trị văn hóa, xã hội... và giúp thương hiệu có chiều sâu hơn".

Môi trường học là "bộ khung" của người nghệ sĩ

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 7.

Một lớp học thực hành sôi nổi tại LCDF

Sau thời gian dài trăn trở với sự nghiệp riêng, hai NTK Minh Anh và Lê Minh nhìn nhận rằng, ngoài sản phẩm tốt, NTK còn phải xây dựng cho thương hiệu những cá tính độc đáo như con người thật. Để có được khả năng đó, việc tiếp nhận kiến thức từ giáo viên ở những nền thời trang phát triển là điều kiện tiên quyết giúp các NTK trẻ định hình tư duy, phong cách bài bản.

Local brand Việt qua lăng kính những kẻ mộng mơ: Cân bằng giữa cá tính riêng với xu hướng thị trường để “đi đường dài” - Ảnh 8.

Môi trường học tập tại LCDF giúp định hình nên mỗi cá nhân với màu sắc khác nhau

Chia sẻ về quan điểm của nhà trường trong quá trình tuyển sinh, đại diện LCDF cho biết, sự nổi bật về những tiến bộ trong portfolio - nơi thể hiện khả năng trong quá trình phát triển nghề nghiệp, là yếu tố quan trọng để nhà trường xem xét năng lực đầu vào, trước khi để SV tiếp nhận chương trình đào tạo dài hạn hệ cử nhân đại học, với các lựa chọn học tập tại Việt Nam và Anh, kéo dài từ 2-3 năm:

- Năm 1: Phát triển kỹ năng thiết kế thời trang và kinh doanh cơ bản, nghiên cứu lịch sử văn hóa thời trang, kỹ năng vẽ minh họa, thiết kế trên máy tính.

- Năm 2: Nghiên cứu, thực hành thiết kế trên không gian 3D, các kỹ năng thiết kế trang phục dạ hội, nghiên cứu ảnh hưởng của các NTK thời trang đương đại, marketing và truyền thông, đề án thiết kế thực tế với doanh nghiệp.

- Năm 3: Hoàn tất chương trình học bằng đề án chính sản xuất bộ sưu tập thời trang.

Sau khi tốt nghiệp, SV được cấp bằng quốc tế có giá trị trên toàn thế giới và có thể theo học chuyển tiếp tại các trường Đại học ở Anh, Mỹ, Pháp, Ý... hoặc làm việc tại các vị trí như NTK thời trang, Nhà tạo mẫu rập, Nhà kinh doanh thời trang, Trưng bày sản phẩm, Nhà sản xuất, dự báo xu hướng, Stylist, Truyền thông thời trang…

Sau cùng, hai nhà thiết kế Minh Anh và Lê Minh nhắn gửi đến các bạn trẻ: "Hãy sống với đam mê và tận dụng mọi kiến thức được học từ LCDF. Phẩm chất NTK hình thành sau nỗ lực sáng tạo sẽ làm nên tên tuổi của các bạn". Khi những kẻ mộng mơ thành công kiến tạo giá trị mới cho hành trình sáng tạo của mình, chúng ta rồi sẽ được nhìn thấy những thiết kế của các local brand Việt được giới thiệu bởi những fashionista hàng đầu trên thế giới.

Facebook